Hiện nay công nghệ số phát triển nhu cầu sử dụng điện tăng cao đột biến. Vì vậy, tình hình tiêu thụ điện dự báo sẽ tiếp tục ở mức rất cao làm tăng nguy cơ quá tải, sự cố mất điện, thậm chí khả năng cháy nổ, gây mất an toàn và nguy hiểm đến tính mạng con người. Với mong muốn góp phần giải quyết vấn đề thiếu điện ngày càng trầm trọng và an toàn khi sử dụng các thiết bị điện công ty điện lực Gia Lâm phối kết hợp với trường TH Cổ Bi đến tuyên truyền cho các con học sinh các biện pháp tiết kiệm điện và sử dụng điện an toàn.
Vậy cần làm gì để tiết kiệm điện?
Muốn tiết kiện điện, mỗi cá nhân phải hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tiết kiệm điện đối với cuộc sống và sự phát triển của xã hội bởi thực tế vẫn còn rất nhiều người chưa có ý thức tiết kiệm điện thậm chí còn lãng phí điện. Đặc biệt trong tình hình đất nước đang gặp khó khăn vì phải gồng mình chống dịch (COVID-19) như hiện nay thì mỗi người chúng ta lại càng phải có ý thức và trách nhiệm hơn bao giờ hết trong việc thực hiện tiết kiệm điện.
Để tiết kiệm điện, hãy tận dụng ánh sáng tự nhiên nhiều hơn vì ánh sáng mặt trời tự nhiên sẽ tạo ra một môi trường học tập thoải mái hơn so với ánh sáng của bóng đèn điện thường có trong các lớp học, giúp tập trung, tỉnh táo và cải thiện hơn tâm trạng người học. Nếu như ánh sáng mặt trời đủ chiếu sáng phòng học, hãy tận dụng tối đa nguồn năng lượng thiên nhiên này bằng cách tắt các bóng đèn để tiết kiệm điện. Ngoài ra, việc tắt đèn còn giúp phòng học mát hơn trong thời tiết nắng nóng đỉnh điểm mùa hè như hiện nay. Và đừng quên tắt đèn, tắt quạt khi ra khỏi phòng học.
Trong các phòng học, không nên để quạt chạy ở tốc độ quá cao, như vậy sẽ rất tốn điện. Bật quạt chạy ở chế độ vừa phải. Bên cạnh sử dụng quạt trần, ta có thể mở thêm các cửa sổ để đón gió tự nhiên.
Tắt đèn và các thiết bị điện trong phòng giáo viên, các phòng học, phòng chức năng khi không thật sự cần thiết. Chỉ cần mỗi lớp học tắt bớt một bóng đèn hay một máy quạt vào giờ cao điểm (từ 9h - 11h) là đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho nhà trường.
Không để các thiết bị điện ở trạng thái chờ vì điều đó vẫn làm tiêu hao năng lượng điện. Chính vì thế, khi không có nhu cầu sử dụng nên tắt nguồn các thiết bị điện (đặc biệt là vào cuối ngày thứ Sáu và trước ngày lễ) để có thể giảm bớt việc sử dụng năng lượng.
15 Biện pháp an toàn cần nhớ khi sử dụng điện
- Nên chọn sản phẩm thiết bị điện chất lượng.
- Cần biết các lắp đặt thiết bị điện đúng cách.
- Nên chú ý vị trí lắp đặt cầu dao, cầu chì, công tắc điện.
- Cẩn thận giữ khoảng cách và lắp đủ phụ kiện cho nguồn điện trong gia đình.
- Hãy tránh xa nhưng nơi có nguồn điện nguy hiểm.
- không nên vừa sạc vừa sử dụng thiết bị đang kết nối nguồn điện.
- Lưu ý cách lắp thiết bị điện tùy từng khu vực trong gia đình.
- Nên sử dụng thiết bị điện chất lượng tốt và bền.
- Lưu ý khi kiểm tra hệ thống đường điện.
- Lưu ý khi bị ngập nước, trời mưa to, có sấm sét.
- Nên định kỳ bảo trì các thiết bị điện.
- Cần trang bị bảo hộ đầy đủ.
- kỹ thuật viên ngành điện nên được đào tạo bài bản đủ kỹ năng.
- Chú ý quá trình vận hành của thiết bị điện.
- Không lắp đặt tự phát gần công trình lưới điện.