Các nội dung sinh hoạt gồm:
1. Bạo lực học đường là gì?
Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
2. Các hình thức của BLHĐ:
- Bạo lực về thể chất: là hình thức bạo lực làm tổn hại đến sức khỏe, thể chất (đánh đập, giật tóc,cào cấu, cắn…)
- Bạo lực về tinh thần: là hình thức bạo lực làm tổn hại đến sự phát triển tâm lý (mắng chửi, đe dọa, bắt phạt,…)
3. Hậu quả:
- Về thể chất:
Làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tổn thương về thể chất, thậm chí là tính mạng.
- Về Tinh thần:
Lo sợ, hoảng loạn, ngại giao tiếp, trầm cảm, tác động tiêu cực đến sự phát triển tâm lý.
- Về học tập
Kết quả học tập kém, học tập bị gián đoạn hoặc mất vĩnh viễn cơ hội học tập
- Đối với gia đình:
Gây bức xúc, lo lắng, nỗi đau cho phụ huynh. Niềm tin đối với nhà trường suy giảm.
- Đối với nhà trường:
Ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục. Môi trường học tập không an toàn, thân thiện. Uy tín nhà trường bị giảm sút, . . . .
- Đối với xã hội:
Gây dự luận bức xúc trong xã hội. Tăng tỷ lệ Trẻ em Vi phạm phát luật. Ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách, đạo đức của trẻ, . . .
4. Các giải pháp:
Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo. Chấp hành tốt nội quy trường lớp. Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực. Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí. Học cách kiềm chế cảm xúc. Tích cực tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức.