Cứ mỗi lần nghe những câu thơ ấy lòng tôi lại bâng khuâng, xao xuyến, lòng tôi lại chùng xuống và nghĩ tới cô giáo Nguyễn Thị Thêu – Tổ trưởng chuyên môn khối 2, giáo viên trường Tiểu học Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Miền quê – nơi nuôi dưỡng những ước mơ.
Sinh ra tại một vùng đất ngoại ô, nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 10km về phía Đông, là mảnh đất rồng thiêng, sinh ra trong một gia đình giàu truyền thống hiếu học, đam mê với nghề Sư phạm, cô Nguyễn Thị Thêu ngay từ nhỏ đã là một “cô giáo” cho lũ trẻ trong làng. Đâu những buổi chiều nắng tắt sau hoàng hôn, bên triền đê sông Đuống , dưới rặng những tre xanh ngát, gió thổi mát rượi, ê a tiếng lũ trò đọc bài mà không ai khác chính là cô Thêu, cô Thêu đang say sưa truyền cảm hứng cho chúng. Đâu những buổi học tại mái trường đã gắn với tuổi ấu thơ, nơi đó luôn rúc rích tiếng cười, tiếng nói cười rôm rả.
Đến với vùng quê ấy, nhắc đến cô, học sinh, phụ huynh cũng như những đồng nghiệp trong trường ai cũng biết. Họ biết đến cô bởi lòng yêu nghề, sự hăng say trong nghề nghiệp, bởi sự tận tụy, nhiệt tình của một Tổ trưởng chuyên môn Nhiệt huyết, đam mê nơi trái tim ấy – nghề dạy học yêu quí!
Với lòng yêu nghề sâu sắc, “bông hoa” ấy đã tỏa cho đời hương thơm của những tiết dạy lí thú, bổ ích. Không chỉ là những tiết thi giáo viên giỏi cấp Huyện, không chỉ là những tiết hội giảng, tiết chuyên đề mà ngay cả những tiết học hàng ngày, học sinh đều “bị” lôi cuốn vào những lời giảng nhẹ nhàng, truyền cảm, những cách tiếp cận bài giảng một cách đơn giản, đồng thời cũng khơi gợi để các em tìm hiểu sâu hơn nữa. Trong những năm tháng cống hiến cho nghề, cô nhanh chóng khẳng định năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình. Với những kiến thức ,kinh nghiệm đúc kết từ công việc thực tế và không ngừng học hỏi bạn bè đồng nghiệp, những thế hệ đi trước, trong các đợt thi cô được đánh giá cao về chuyên môn, nghiệp vụ cũng như các kĩ năng xử lí tình huống của mình. Trong những giờ lên lớp, cô luôn tạo tình cảm thân thiện, niềm nở, gần gũi với các học trò, giúp các em có hứng thú và niềm đam mê học tập và rèn luyện… Không chỉ truyền cho học sinh những kiến thức bổ ích, cô người mẹ hiền thứ hai của các con lớp 2B trong năm học này .
Cũng tại mái trường này, cô còn là người thầy “đặc biệt”, bởi cô không những phải làm nhiệm vụ dạy dỗ học trò như các giáo viên khác, mà còn phải gánh trên vai bao trách nhiệm nặng nề nữa. Cô là một giáo viên chủ nhiệm giỏi, người giáo viên chủ nhiệm có “tâm” - là chiếc cầu nối giữa nhà trường với học sinh và gia đình học sinh, giữa các giáo viên bộ môn với học sinh… Trong nhiều tình huống, cô còn là người cha, người mẹ, người bạn, là chỗ dựa tinh thần của học sinh. Thực tế cho thấy, cô đã luôn gần gũi, tận tâm với học trò, có chuyên môn cao, yêu nghề sẽ giúp cho hoạt động dạy và học đạt hiệu quả to lớn. Chính vì vậy, nhiều học sinh sau khi trưởng thành vẫn tìm trở về với cô, vẫn luôn giãi bày tâm sự sẻ chia với cô, nhất là những học sinh “cá biệt”, những cô cậu có cái tên là “gấu”, nhờ sự quan tâm, động viên của cô giờ đã trở thành những con người có nghề nghiệp ổn định, có chỗ đứng trong xã hội, có một mái ấm gia đình bình yên thì không thể không nhớ tới công ơn của cô. Quả đúng là nếu chúng ta không có cái tâm, không có tấm lòng của một người cha, người mẹ lo lắng cho học sinh thật lòng, có lẽ người giáo viên chủ nhiệm như cô không thể làm tốt nhiệm vụ của mình. Bởi có bao nhiêu việc “có tên” và “không tên” đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm phải ra tay giải quyết, có biết bao trách nhiệm mà người giáo viên chủ nhiệm phải gánh trên vai. Dẫu chưa có danh hiệu nào dành cho những giáo viên chủ nhiệm tận tụy thì sự trưởng thành của học trò sẽ là phần thưởng quí giá nhất dành cho những giáo viên chủ nhiệm hết lòng với học sinh – cô giáo Nguyễn Thị Thêu
Người Tổ trưởng có duyên với việc khó.